Nhiệm vụ khảo sát địa chất công trình

Mục đích khảo sát địa chất công trình:

– Chọn kiểu nền móng hợp lý

– Xác định điều kiện cấu trúc địa chất

– Xác định hiện trạng địa hình, địa vật, cao độ

– Xác định tầng đất chịu tải tốt để tính toán phương án móng hợp lý

– Đưa ra số liệu khảo sát địa chất cho thiết kế

PHẦN I – NHIỆM VỤ KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

A. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA NHIỆM VỤ KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT

– Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội khóa XI, kỳ họp thứ 4;

– Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/07/2013 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

– Căn cứ Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

– Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

– Căn cứ Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây Dựng về hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng.

B. NHIỆM VỤ VÀ MỤC ĐÍCH ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT

1. Nhiệm vụ khảo sát địa chất

Công tác khảo sát địa chất công trình được thực hiện theo TCVN 9363 – 2012 – Nhà cao tầng, công tác khảo sát địa kỹ thuật.

Công tác khảo sát địa chất công trình phải giải quyết các nhiệm vụ sau:

– Sự phân bố của các lớp đất đá theo chiều rộng, chiều sâu trong khu vực khảo sát.

 – Thu thập, xác định được các chỉ tiêu cơ lý của đất nền, tính đồng nhất, độ bền của đất tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm, sức chịu tải của các lớp đất trong khu vực khảo sát để từ đó người thiết kế có số liệu thiết kế, lựa chọn giải pháp móng, kích thước móng và độ sâu chọn móng an toàn và hợp lý cho từng hạng mục công trình có tải trọng khác nhau.- Xác định đặc điểm, cao độ mực nước ngầm trong khu vực khảo sát ảnh hưởng đến điều kiện thi công, sử dụng công trình.

khu dat trong cao oc van phong

Từ khu đất trống thành căn hộ không thể thiết khảo sát địa chất

2. Mục đích khảo sát địa chất

– Xác định các chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất cấu tạo nên mặt cắt kỹ thuật.

– Xác định rõ mặt cắt địa kỹ thuật dựa trên cơ sở địa điểm địa chất và các tính chất cơ lý của đất đá tại công trình khảo sát, sự phân bố của các lớp đất đá theo chiều rộng, chiều sâu trong khu vực khảo sát.

3. Phạm vi khảo sát địa chất

Khu vực khảo sát là khu thuộc công trình xây dựng: Cao Ốc Căn Hộ cho thu tại địa điểm: đường Hồng Hà, Phường 9, quận Ph Nhuận, Tp.Hồ Chí Minh.

4. Tiêu chuẩn khảo sát được áp dụng:

– Khảo sát hiện trường:

– Quy trình khảo sát đường ô tô : 22 TCN 263 – 2000

– Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp trên nền đất yếu: 22 TCN 262 – 2000

– Quy trình khoan thăm dò địa chất ban hành kèm theo quyết định số 1332/2000/QĐ-BGTVT ngày 25/5/2000 của bộ GTVT : 22TCN 259 – 2000

– Nhà cao tầng – Công tác khảo sát địa kỹ thuật : TCVN 9363 – 2012

– Đất xây dựng, lấy mẫu, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu: TCVN 2683 – 2012

– Đất xây dựng, phương pháp thí nghiệm hiện trường, xuyên tiêu chuẩn : TCVN 9351 – 2012

– Thí nghiệm trong phòng:

– Đất xây dựng, phương pháp xác định khối lượng riêng trong phòng thí nghiệm : TCVN 4195 – 2012

– Đất xây dựng, phương pháp xác định độ ẩm và độ hút ẩm trong phòng thí nghiệm : TCVN 4196 – 2012

– Đất xây dựng, phương pháp xác định giới hạn chảy và giới hạn dẻo trong phòng thí nghiệm : TCVN 4197 – 2012

– Đất xây dựng, phương pháp xác định thành phần hạt trong phòng thí nghiệm : TCVN 4198 – 2012

– Đất xây dựng, phương pháp xác định khối lượng thể tích trong phòng thí nghiệm : TCVN 4202 – 2012

PHẦN II – PHƯƠNG ÁN KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

1. Công tác hiện trường

Công tác khảo sát, thí nghiệm địa chất hiện trường được thực hiện theo các tiêu chuẩn sau.

– Quy trình khảo sát đường ô tô : 22 TCN 263 – 2000

– Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp trên nền đất yếu : 22 TCN 262 – 2000

– Quy trình khoan thăm dò địa chất ban hành kèm theo quyết định số 1332/2000/QĐ-BGTVT ngày 25/5/2000 của bộ GTVT : 22TCN 259 – 2000

– Nhà cao tầng – Công tác khảo sát địa kỹ thuật : TCVN 9363 – 2012

– Đất xây dựng, lấy mẫu, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu: TCVN 2683 – 2012

– Đất xây dựng, phương pháp thí nghiệm hiện trường, xuyên tiêu chuẩn : TCVN 9351 – 2012

a) Thiết bị khoan gồm:

– Máy khoan hiệu XI-1 cuả Trung Quốc và các trang thiết bị.

– Máy bơm piston.

– Ống thép mở lỗ đường kính trong 110mm.

b) Mạng lưới và các hố khoan:

– Theo TCVN 9363 – 2012: Nhà cao tầng, công tác khảo sát địa kỹ thuật, quy định khoảng cách giữa các điểm khảo sát dựa trên các yếu tố: Mức độ quan trọng và phức tạp của kết cấu tải trọng diện tích phân bố công trình và mức độ phức tạp của điều kiện địa chất công trình. Khoảng cách giữa cách điểm khảo sát giao động từ 50-200m.

– Căn cứ vào sơ đồ mặt bằng tổng thể xây dựng công trình.

– Căn cứ vào qui mô xây dựng công trình

Vị trí các hố khoan được xác định: bố trí 04 hố khoan, mỗi hố sâu 60m. Tổng cộng độ sâu: 240m.

c) Công tác lấy mẫu:

Thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 2683 – 2012

– Đối với đất dính: Mẫu nguyên dạng được lấy bằng ống mẫu thành mỏng, đối với đất rời thì chế bị mẫu.

– Đường kính trong mẫu 73-146mm.

– Mẫu đất nguyên dạng lấy theo độ sâu dự kiến của mỗ hố khoan, đơn vị khảo sát tiến hành lấy mẫu cứ 2m lấy một mẫu để thí nghiệm.

– Sau khi lấy mẫu lên phải bọc sáp và dán nhãn để nơi râm mát.

– Tổng số mẫu nguyên dạng dự kiến: 120 mẫu.

Mẫu đất được lấy từ trong hố khoan

d) Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT):

– Công tác thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT theo TCVN 9351 – 2012.

– Mục đích:

Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn được tiến hành cùng với công tác khoan thăm dò, để xác định địa tầng, độ chặt của cát, trạng thái của đất sét. Thí nghiệm này còn dùng để xác định chiều sâu dừng khoan khảo sát.

– Nguyên tắc thí nghiệm:

Thí nghiệm SPT được tiến hành thí nghiệm trong tất cả các lỗ khoan và trong một lớp đất mà hố khoan đó gặp phải tiến hành một thí nghiệm.

– Thông số kỹ thuật thiết bị thí nghiệm:

Mũi xuyên, ống mẫu chẻ đôi, đầu có ren nối, các thông số kỹ thuật.

– Chiều dài ống : 813 mm

+ Buồng lấy mẫu: 635 mm,

+ Đường kính trong: 35mm, đường kính ngoài: 52 mm.

– Tạ tiêu chuẩn:

+ Trọng lượng: 63,5 Kg,

+ Chiều cao rơi tự do: 76cm.

– Phương pháp tiến hành:

Phương pháp thí nghiệm SPT (Standard penetration test) được xác định theo điều kiện kỹ thuật và tiêu chuẩn TCVN 9351 – 2012. Thí nghiệm được thực hiện trong hố khoan. Khi khoan đến độ sâu cần thí nghiệm, dừng khoan làm sạch đáy hố khoan, kiểm tra chiều sâu lỗ khoan và thả bộ dụng cụ thí nghiệm xuống vị trí cần thí nghiệm, đánh dấu 3 đoạn, mỗi đoạn 15cm trên cần khoan kể từ miệng lỗ khoan. Đóng liên tục 3 hiệp để đưa mũi xuyên vào đất. Tổng số búa để đưa mũi xuyên đi vào 30 cm của 2 hiệp sau cùng chính là đại lượng xuyên tiêu chuẩn N, số búa đếm N được ghi vào sổ nhật ký mô tả khoan.

thi nghiem spt

Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT được thực hiện tại hiện trường

– Chỉnh lý tài liệu xuyên tiêu chuẩn SPT:

Kết quả thí nghiệm cho phép xác định được N30 là số búa để xuyên vào đất 30cm. Để xác định được giá trị thực N30 phải tiến hành hiệu chỉnh.

Bảng phân loại đất theo trị số xuyên tiêu chuẩn SPT (N)

Đất dính

Đất hạt rời

Số N

Sức chịu

Nén đơn  kG/cm2

Trạng  thái

Số N

Độ chặt

< 2

2 – 4

5 – 8

9 – 15

16 – 30

> 30

< 0.25

0.25 – 0.50

0.50 – 1.00

1.00 – 2.00

2.00 – 4.00

> 4.00

Chảy

Dẻo chảy

Dẻo mềm

Dẻo cứng

Nửa cứng

Cứng

< 4

4 – 10

11 – 30

31 – 50

> 50

Rất bời rời

Rời

Chặt vừa

Chặt

Rất chặt

– Dự kiến đóng SPT 120 lần.

e) Điều kiện dừng khoan.

– Khoan đến độ sâu yêu cầu.

– Độ sâu khoan thăm dò phải đến dưới đáy lớp đất yếu, vào lớp đất không yếu thêm 3m (N>30) hoặc lớp đất yếu có chiều dày lớn hơn thì khoan hết phạm vị chịu ảnh hưởng của tải trọng đắp.

2. Công tác trong phòng thí nghiệm:

– Thí nghiệm trong phòng:

– Công tác thí nghiệm trong phòng được thực hiện theo các tiêu chuẩn sau hoặc mã số tương đương.

– Đất xây dựng, phương pháp xác định khối lượng riêng trong phòng thí nghiệm : TCVN 4195 – 2012

– Đất xây dựng, phương pháp xác định độ ẩm và độ hút ẩm trong phòng thí nghiệm : TCVN 4196 – 2012

– Đất xây dựng, phương pháp xác định giới hạn chảy và giới hạn dẻo trong phòng thí nghiệm : TCVN 4197 – 2012

– Đất xây dựng, phương pháp xác định thành phần hạt trong phòng thí nghiệm : TCVN 4198 – 2012

– Đất xây dựng, phương pháp xác định khối lượng thể tích trong phòng thí nghiệm : TCVN 4202 – 2012

a) Mục đích:

Thí nghiệm trong phòng đóng vai trò hết sức quan trọng, nhằm xác định các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất địa chất công trình của đất đá, xác định thành phần hóa học của nước

b) Phương pháp tiến hành:

Công tác thí nghiệm trong phòng được tiến hành để xác định các chỉ tiêu cơ lý của đất đá và thành phần hoá học của nước dưới đất. Tuỳ theo giai đoạn khảo sát phục vụ mục tiêu cụ thể của dự án, chúng tôi đề xuất như sau:

– Sau khi hoàn tất công tác thi công thực địa, các mẫu đất đá thu thập được phải được đưa về phòng thí nghiệm hợp chuẩn để tiến hành công tác thí nghiệm trong phòng phân tích các chỉ tiêu cơ lý của đất đá, đánh giá và đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết các bài toán về nền móng phục vụ công tác thiết kế.

– Công tác thí nghiệm mẫu đất

– Vận chuyển mẫu: Việc vận chuyển mẫu phải được thực hiện hết sức nhẹ nhàng để tránh làm hư hỏng mẫuvà tuân thủ các quy định ngặt nghèo của công tác vận chuyển mẫu,khi vận chuyển mẫu không được để mẫu chịu tác động sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ.

– Bảo quản mẫu:

Mẫu phải quản quản ở nơi râm mát, nhiệt độ tự nhiên.

– Kiểm tra mẫu và mở mẫu thí nghiệm: khi mẫu đất đá được vận chuyển về phòng thí nghiệm, cán bộ thí nghiệm phải tiến hành công tác kiểm tra và mở mẫu thí nghiệm. Mẫu chỉ được đem thí nghiệm khi có đầy đủ phiếu ghi chép thông tin, mẫu còn nguyên dạng không bị phá huỷ trong quá trình lấy và vận chuyển. Các mẫu đất đá không đủ tiêu chuẩn phải được loại bỏ không tiến hành thí nghiệm.

– Sau khi đã được kiểm tra kỹ lưỡng mẫu sẽ được phân thành nhiều phần theo quy định để tiến hành thí nghiệm các thông tin chỉ tiêu cơ lý.

Mẫu đất thí nghiệm độ ẩm tự nhiên:

– Độ ẩm và độ hút ẩm trong phòng thí nghiệm theo TCVN 4196 – 2012 được tính toán với lượng nước bốc hơi được sấy khô ở lò sấy có độ nóng 105oC.

Độ ẩm tự nhiên được tính bằng bách phân so với khối lượng đất đã sấy khô.

Xác định loại đất:

– Phân tích cỡ hạt: Qua rây sàng theo TCVN 4198 – 2012.

Các giới hạn Atterberg và chỉ số dẻo: Giới hạn chảy (WL) phải dùng cho mẫu nguyên dạng của đất hạt dẻo, dùng phương pháp kim hình nón thâm nhập . Giới hạn dẻo (WP) phải dùng mẫu nguyên dạng của đất hạt dẻo

Báo cáo địa chất: phải theo đúng quy định của TCVN 9363 – 2012 .

Ngoài các chỉ tiêu làm thí nghiệm trên, các chỉ tiêu khác như: Dung trọng khô, dung trọng đẩy nổi, độ bảo hòa nước, độ rỗng, chỉ số dẻo, chỉ số độ sệt, hệ số rỗng, module biến dạng, … dùng các công thức theo tiêu chuẩn xây dựng hiện hành để tính toán.

khoan dia chat thi nghiem do am thi nghiem dat

Các thí nghiệm trong phòng của mẫu đất

3. Công tác chỉnh lý số liệu, báo cáo địa kỹ thuật:

Báo cáo địa kỹ thuật (báo cáo địa chất) sẽ được thiết lập sau khi kết thúc toàn bộ các công tác khảo sát ngoài hiện trường cũng như thí nghiệm trong phòng.

Bìa báo cáo khảo sát địa chất công trình

Một báo cáo địa chất công trình cần phải chải có các phần sau:

1) Đặc điểm, qui mô, tính chất của công trình.

2) Vị trí điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát.

3) Tiêu chuẩn áp dụng khi khảo sát.

4) Khối lượng khảo sát.

5) Qui trình, phương pháp và thiết bị sử dụng khảo sát.

6) Phân số liệu, đánh giá kết quả khảo sát.

7) Kết luận kiến nghị.

8) Tài liệu tham khảo.

9) Các phụ lục kèm theo.

– Sơ đồ bố trí hố khoan

– Các hình trụ hố khoan

– Mặt cắt địa chất công trình

– Các biểu kết quả thí nghiệm đất

– Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm cơ lý đất

– Báo cáo khảo sát địa chất phải được thành lập 05 bộ (Tiếng Việt) và giao cho Chủ đầu tư.

Hình trụ hố khoan khảo sát địa chất;

4. Khối lượng công tác khoan khảo sát dự kiến:

1) Khoan : 4hố x 60m/hố = 240m

2) Thí nghiệm mẫu nguyên dạng: 2m lấy 1 mẫu: 120 mẫu

3) Thí nghiệm SPT hiện trường: 120 lần

4) Hình ảnh chụp trực tiếp ngoài hiện trường của tất cả các hố khoan sẽ được in ra đóng kèm theo thuyết minh khảo sát địa chất.

5) Vận chuyển máy móc đi và về.

6) Hồ sơ bàn giao bên A:

– Thuyết minh khảo sát địa chất: 5 bộ TIẾNG VIỆT, bìa in màu có hình khoan hiện trường ở trang bìa, đóng gáy lò xo.

– 1 file mềm CD ghi tất cả các dữ liệu trong hồ sơ thuyết minh và hình khoan chụp trong quá trình khảo sát.

– Pháp nhân công ty gồm: 01 bộ hồ sơ năng lực, 1 bộ giấy đăng ký kinh doanh, 1 bộ giấy chứng nhận khả năng và các tiêu chuẩn hoạt động của phòng thí nghiệm LAS-XD291, 1 giấy phép hành nghề khảo sát xây dựng của người đứng chủ trì khảo sát địa chất.

5. Dự kiến tiến độ thực hiện:

Thời gian thực hiện : 20 ngày.

PHẦN III – TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1) Đơn vị khảo sát: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG 146

– Nhà thầu khảo sát phải thực hiện đúng phương án kỹ thuật khảo sát được Chủ đầu tư phê duyệt. Trong quá trình khảo st, nếu pht hiện cc yếu tố bất thường, nhà thầu khảo sát được đề xuất điều chỉnh hoặc bổ sung nội dung phương án kỹ thuật nhưng không làm thay đổi nhiệm vụ khảo sát được duyệt. Những đề xuất này phải được tư vấn chính và đại diện Chủ đầu tư chấp thuận.

– Người lao động phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động trong quá trình khảo sát tại hiện trường :

– Các mẫu đất sẽ được đưa về các phịng thí nghiệm hợp chuẩn trong thời gian sớm nhất để tiến hành thí nghiệm:

Trang thiết bị, phương tiện khảo sát

– Xe ôto vận chuyển máy khoan đến vị trí khảo sát

– Máy khoan và các thiết bị kèm theo: 01 bộ (cần khoan, ống mẫu, ống mẫu thành mỏng, bộ dụng cụ đóng xuyên tiêu chuẩn SPT….)

Nhân sự tham gia khảo sát

– Kỹ sư, chủ trì khảo st địa chất công trình 01 người

– Kỹ sư, chủ trì thí nghiệm 01 người

– Kỹ sư địa chất công trình 01 người

– Thí nghiệm viên 04 người

– Công nhân 04 người

2) Chủ đầu tư:

– Chủ đầu tư thực hiện công tác giải toả mặt bằng và hỗ trợ các thủ tục cần thiết tại khu vực khảo sát để bảo đảm cho công tác khảo sát thực hiện đúng tiến độ.

– Chủ đầu tư thực hiện việc giám sát công tác khảo sát tại hiện trường và nghiệm thu toàn bộ công tác khảo sát.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0965.245.005
Chat Zalo
Gọi điện ngay